Trang chủ » Tin tức - thông báo » Trang 11

Tin tức - thông báo

TECHFEST 2018: STARTUP Việt muốn đi xa không thể độc hành

TECHFEST 2018: STARTUP Việt muốn đi xa không thể độc hành

Là năm thứ ba được tổ chức, Techfest 2017 đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô. Việc quy mô ngày càng mở rộng cho thấy Techfest đã trở thành ngày hội của cộng đồng khởi nghiệp, mang đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Sáng 14/11, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2017 (Techfest 2017) với chủ đề “Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” đã được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của ông Vũ Đức Đam – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện các bộ, ngành, địa phương trong nước, các đại sứ, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, nhà đầu tư, startup…

Techfest tăng trưởng ấn tượng về quy mô

Là năm thứ ba được tổ chức, Techfest 2017 đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh cho biết: “Nếu như năm 2015, Techfest thu hút hơn 1.000 lượt khách tham gia với hơn 50 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm thì sang năm 2016, quy mô này đã tăng lên gấp đôi. Đến năm 2017, Techfest dự kiến thu hút từ 4.000-4.500 người tham dự, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, 130 nhà đầu tư và quỹ đầu tư quốc tế, 80 doanh nghiệp cùng tập đoàn kinh tế lớn. Quy mô ngày càng mở rộng cho thấy, Techfest đã trở thành ngày hội của cộng đồng khởi nghiệp, mang đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, quỹ đầu tư và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp”.

Techfest là một trong nhiều hoạt động được Bộ KH&CN tích cực triển khai nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối triển khai đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-TTg (gọi tắt là đề án 844), Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương, địa phương xây dựng và triển khai các chương trình trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tiêu biểu như Bộ Giáo dục và Đào tạo, VCCI, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

Các sự kiện liên kết vùng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức tại các vùng kinh tế là vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ… “Cách đây một tuần, Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017 đã dành một phiên chuyên đề về Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, Bộ KH&CN và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã phối hợp tổ chức sự kiện trình diễn về Đổi mới sáng tạo đồng thời công bố Chương trình quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation)” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.

Trong thời gian qua, hoạt động hỗ trợ, kết nối của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mới. Nhiều startup gọi vốn thành công, với tổng trị giá lên tới 50 triệu, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD đã được hình thành với đầu tư đến từ FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phân Chứng khoán BIDV, VP Bank.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, từ những kết quả và nỗ lực không ngừng như vậy, “Việt Nam đã có bước tăng trưởng ấn tượng từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 trong chỉ số đổi mới sáng tạo (GII). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay và là nước dẫn đầu trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp”.

Startup là việc không của riêng ai

Đánh giá cao những kết quả trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn nhìn nhận đang mới là bước đầu và còn rất nhiều việc cần làm. “Ví dụ như Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể. Hay như chính sách thuế mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, trong tương lai cần phải làm sao để đổi mới luật thuế nhằm tạo thuận lợi và tăng cường thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp”.

“Chúng ta phải tiếp tục triển khai những vấn đề này để khởi nghiệp không trở thành phong trào vụt lên rồi bẵng đi mà phải liên tục phát triển và dài hơi. Nhiều người nói rằng, đi một mình thì có thể đi nhanh nhưng nếu muốn đi xa thì không thể độc hành. Vì thế, để startup lớn mạnh bền vững cần sự hợp tác thực sự hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu” – Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu cứ làm như trước, Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Không còn cách nào khác, chúng ta phải nỗ lực thay đổi, trong đó xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ cần sự chung sức đồng lòng mà các bên liên quan “không thể thoái thác”.

Trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt quan tâm đến Đề án về Phát triển hệ tri thức Việt số hóa với mong muốn tạo ra một nguồn dữ liệu mở, các tài nguyên tri thức quý được tập hợp, hệ thống lại để là nơi khởi nguồn của những ý tưởng startup.

TECHFEST 2018 – NGÀY HỘI LỚN CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

TECHFEST 2018 – NGÀY HỘI LỚN CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Trong năm 2016 và 2017, hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam diễn ra rất sôi động. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu USD (Momo – 28 triệu USD, F88 – 10 triệu USD, Got It! – hơn 9 triệu USD, Vntrip.vn – 3 triệu USD, Toong- 1 triệu USD ). Mới nhất là doanh nghiệp Foody – mạng xã hội về ẩm thực – đã được SEA mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu USD, được coi là khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 tính đến thời điểm hiện tại. Những dòng tiền lớn đã và đang chảy vào startup Việt.

Hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp đã được kết nối đến với cộng đồng và các quỹ đầu tư. Hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã có hoạt động tại Việt Nam, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups…, tăng khoảng 30 % so với năm 2016. Hiện tại đã có 24 cơ sở ươm tạo (BI), 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA). Nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành như “Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, chương trình “Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam”.

Những con số ấn tượng này đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là kết quả của sự chủ động, vào cuộc tích cực  của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và sự tham gia, hưởng ứng mạnh mẽ của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội cũng như các hiệp hội trên cả nước sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động Năm Quốc gia khởi nghiệp. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ sau một năm triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 mà Thủ tướng đã giao Bộ KH&CN chủ trì.

Với tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ, ngày 14-15/11/2017, tại Khách sạn Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Bộ KH&CN cùng với các đối tác trong và ngoài nước, tổ chức sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Việt Nam 2017) lần thứ 3 với chủ đề Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Ecosystem connect). Techfest 2017 sẽ giúp các thành phần tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế có thể liên kết chặt chẽ chia sẻ thông tin bổ ích thông qua các hoạt động diễn ra trong sự kiện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự Lễ khai mạc, ngoài ra còn có Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và truyền thông trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc Techfest 2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho hay: “Từ những ngọn đuốc được thắp sáng tại Techfest 2016, những ngọn lửa của tinh thần khởi nghiệp sáng tạo đã bùng cháy và ngày càng lan rộng trên cả nước, kết nối ngày càng sâu rộng với cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo quốc tế. Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối triển khai Đề án “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương để thúc đẩy sự phát triển của phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Mục tiêu của Techfest 2017: thu hút từ 4.000 đến 4.500 người đến tham dự, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, 130 nhà đầu tư và quỹ đầu tư quốc tế, 80 doanh nghiệp cùng các tập đoàn kinh tế lớn và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin về sự kiện.

Techfest 2017 được tổ chức với quy mô lớn hơn so với năm 2016, với sự tham gia của nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong 6 lĩnh vực tiềm năng là: Cộng đồng tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Nông nghiệp; Giáo dục; Du lịch và Dịch vụ ẩm thực; Y tế; Công nghệ mới. Đây là những lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng, được các nhà đầu tư quan tâm và cũng chính là những lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển để phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong khuôn khổ Lễ khai mạc, Bộ KH&CN đã ra mắt Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại địa chỉ startup.gov.vn. Cổng thông tin sẽ là nơi cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Đây là cầu nối hữu ích để các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời chia sẻ các câu chuyện về các tấm gương khởi nghiệp trên khắp cả nước.

Sau một năm với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án 844), Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương để cùng thúc đẩy sự phát triển của phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp đã cùng phối hợp, xây dựng và triển khai các chương trình, Đề án, hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhiều địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai Đề án 844 của Trung ương. Các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ khởi nghiệp cũng diễn ra rất sôi động thông qua nhiều hình thức.

Trong năm 2017, hành lang pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đã được hoàn thiện thêm một bước sau khi Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, có nhiều quy định mới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm lẫn các nhà đầu tư cá nhân đều có sự tăng trưởng cao.

Nhiều tập đoàn, công ty lớn, ngân hàng lớn của Việt Nam đã tham gia thành lập các quỹ đầu tư: Quỹ Sáng tạo CMC, FPT Ventures, Viettel Venture hay Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) hoạt động với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV, VP Bank cũng đã quyết định hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động khởi nghiệp. Các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có thể kể đến như: VIC Impact, Hatch! Angel Network, iAngel (Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam) hay Angel4us.

Về mặt nhân lực hỗ trợ khởi nghiệp, huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp, thời gian qua ghi nhận sự phát triển về số lượng và bắt đầu có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn. Các chương trình truyền hình thúc đẩy văn hóa, tinh thần khởi nghiệp đang ngày càng trở nên phong phú và thu hút được nhiều đối tượng quan tâm như: Chuỗi chương trình “Quốc gia khởi nghiệp”, “Sáng tạo khởi nghiệp”, “Cafe khởi nghiệp” của VTV đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ Việt Nam.

Hiện tại, có 600.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, chúng ta có thể hi vọng đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp, trong đó 0.5% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có khả năng tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước../

Nâng Tầm Quốc Tế Không Còn Là Khát Vọng Của Startup Việt

Nâng Tầm Quốc Tế Không Còn Là Khát Vọng Của Startup Việt

Để sánh vai với các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, các startup Việt cần tìm kiếm những thị trường ngách, bằng cách giải các bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể.

Gặp nhiều trở ngại để “sánh vai” với các quốc gia phát triển

Tại Việt Nam, khi triển khai các hoạt động ĐMST gặp một số khó khăn nhất định, do là một nước công nghệ chưa thực sự phát triển, cùng với các chính sách của cơ quan quản lý chưa phù hợp với tình hình mới nên nguồn lực về con người, vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tư duy về kinh doanh đều chậm hơn so với thế giới.

Các startup của Việt Nam sẽ phải mất 10-20 năm nữa mới có thể ngang hàng với startup ở Thung lũng Silicon. Vì các công ty này đã tạo các công nghệ lõi từ rất lâu, còn các startup Việt mới bắt đầu xây dựng nền tảng (platform).

Các startup ở Thung lũng Silicon có chiến lược rõ ràng trở thành MNC (công ty đa quốc gia), còn ở Việt Nam, các startup thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, startup Việt nên lựa chọn chiến lược phát triển là vươn lên trở thành đối tác cung cấp dịch vụ hoặc đối tác mua bán hàng ngang với các đơn vị ở Thung lũng Silicon. Đồng thời, chiến lược phát triển của các startup Việt nên chọn các sản phẩm có sự khác biệt.

Ví dụ như các nền tảng giải pháp bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể, kết nối chặt chẽ với khách hàng và có thể “nhân bản” ở nhiều quốc gia khác nhau chứ không nên tập trung nhiều vào các sản phẩm phải “đốt nhiều tiền”.

Đi tắt đón đầu để bằng việc tìm kiếm các thị trường ngách

Theo đại diện Sunshine Holdings, các startup của Việt Nam sẽ phải mất 10 – 20 năm nữa mới có thể ngang hàng với startup ở Thung lũng Silicon (Mỹ). Để thu hẹp khoảng cách, các startup Việt nên tìm kiếm những thị trường ngách, giải các bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể, và có thể “nhân bản” nền tảng ở nhiều quốc gia khác nhau.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu thế hệ mới, công nghệ sạch là những thứ mà các startup Việt Nam nên hướng đến. Bởi vì, công nghệ AI sẽ giúp các công ty Việt Nam dễ dàng hơn khi tiếp cận công nghệ lõi nhưng các đơn vị cũng cần cần đầu tư nghiên cứu phát triển để đưa ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động AI.

Vật liệu thế hệ mới rất quan trọng, vì quốc gia có vật liệu thế hệ mới sẽ rất phát triển trong tương lai. Việt Nam nên đi tắt đón đầu bằng cách học hỏi các quốc gia đã phát triển được vật liệu thế hệ mới, nắm bắt chìa khoá thành công của họ và dần áp dụng vào thực tế.

Còn công nghệ sạch liên quan đến y tế, thực phẩm, đồ uống, sức khỏe của con người và nếu doanh nghiệp Việt không chăm lo cho khách hàng của mình thì sẽ bỏ lỡ thị trường công nghệ này.

Cùng BambuUP khằng định vị thế và nâng tầm quốc tế

Lúc này, rất cần có một nền tảng trao cơ hội giúp startup lan tỏa ý tưởng, giải pháp đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế trên bản đồ khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam và trên trường quốc tế. Từ đây, nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP đã ra đời với một trong những hoạt động khởi động là việc triển khai kêu gọi các startup ghi danh xuất hiện trong dự án báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”. Đây là dự án được thực hiện bởi Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP dưới sự bảo trợ của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Quốc gia (NSSC) thuộc Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đặc biệt hơn nữa, báo cáo của năm 2022 sẽ trở thành tài liệu đồng hành xuyên suốt khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp lớn nhất của Quốc gia, tăng độ tiếp cận lên đến 2.5 triệu người! Đây chính là một cơ hội có “1-0-2” để thương hiệu của các startup sẽ được quảng bá rộng rãi thông qua các hoạt động truyền thông về Báo cáo, để startup có thể mang sản phẩm, giải pháp của mình đến gần hơn với các đối tượng mục tiêu, từ đó mang đến cơ hội phát triển trong tương lai.

Chỉ còn chưa đầy 4 ngày nữa, Lễ Khởi động Dự án phát hành báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam 2022 sẽ chính thức diễn ra. Đây là cột mốc đánh dấu sự trở lại của mùa Báo cáo thứ hai, hứa hẹn vươn tới nhiều thành tựu mới với hình thức Hybrid Event nhằm đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch Covid-19. Lễ khởi động sẽ diễn ra vào 9h00 – 10h15, ngày 08 tháng 09 năm 2022 tại Bộ Khoa học & Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và livestream trực tiếp trên 20+ nền tảng. Hãy cùng chờ đón sự kiện về một báo cáo sẽ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng trong và ngoài nước giữa các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư!

Chỉ còn chưa đầy 4 ngày nữa, Lễ Khởi động Dự án phát hành báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam 2022 sẽ chính thức diễn ra. Đây là cột mốc đánh dấu sự trở lại của mùa Báo cáo thứ hai, hứa hẹn vươn tới nhiều thành tựu mới với hình thức Hybrid Event nhằm đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch Covid-19. Lễ khởi động sẽ diễn ra vào 9h00 – 10h15, ngày 08 tháng 09 năm 2022 tại Bộ Khoa học & Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và livestream trực tiếp trên 20+ nền tảng. Hãy cùng chờ đón sự kiện về một báo cáo sẽ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng trong và ngoài nước giữa các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư!

Startup x Doanh Nghiệp: Cái “Bắt Tay” Tạo Nên Sự Đột Phá Trong Hệ Sinh Thái ĐMST Mở

Startup x Doanh Nghiệp: Cái “Bắt Tay” Tạo Nên Sự Đột Phá Trong Hệ Sinh Thái ĐMST Mở

Thách thức đối với nhiều doanh nghiệp là đổi mới dựa trên việc có các quan điểm khác nhau, được thúc đẩy bởi các giá trị chung, điều này có thể không đến dễ dàng. Các công ty khởi nghiệp có thể phát triển mạnh vì họ nhanh nhẹn và có khả năng tư duy vượt trội, tuy nhiên để vận hành một doanh nghiệp thành công cũng cần có một mô hình hoạt động vững chắc và quy trình phù hợp. Câu trả lời có thể nằm ở sự hợp tác nơi công ty có thể học hỏi sự nhanh nhẹn và công ty khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực để mở rộng quy mô.

Hợp tác với doanh nghiệp: “Món hời” cho các startup từ giai đoạn mới thành lập

Đổi mới và hợp tác mở nói chung đặc biệt có lợi cho các công ty khởi nghiệp, những người mà tốc độ tăng trưởng bị hạn chế ở một mức độ nào đó, điều này có thể được giảm bớt bằng cách làm việc cùng với một công ty. Một số ví dụ bao gồm khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới , phần lớn là do một vấn đề hấp dẫn khác gây ra, đó là thiếu nguồn lực (cả nhân lực và tài chính), và cuối cùng là thiếu khả năng hiển thị.

Làm việc cùng với một đối tác công ty mang lại cho một công ty khởi nghiệp khả năng học hỏi từ bí quyết của công ty và nhận được lời khuyên về các lĩnh vực nhất định, cũng như tìm nhà đầu tư để có vốn tài trợ cho tăng trưởng. Với cơ hội thử nghiệm sản phẩm của mình, công ty khởi nghiệp cũng có thể giảm thời gian tiếp thị. Hơn nữa, một đối tác của công ty cũng có thể hỗ trợ và hướng dẫn chiến lược phát triển của công ty khởi nghiệp, giúp những người sáng lập đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai và công ty khởi nghiệp tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt khi ứng dụng các mô hình sau:

Liên minh: Liên minh chiến lược là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty, vẫn độc lập nhưng tạm thời kết hợp các nguồn lực và nỗ lực để đạt được một mục tiêu chung. Các liên minh vẫn được sử dụng, nhưng khi nhiều năm trôi qua, các mô hình cộng tác đã phát triển theo hướng các hình thức quan hệ đối tác lỏng lẻo hơn.

Danh mục đầu tư: Quản lý danh mục đầu tư là việc thiết lập các thỏa thuận giữa các công ty độc lập không chỉ nhằm mục đích phát triển sản phẩm mà còn lưu giữ kiến ​​thức này trong công ty ngay cả sau khi kết thúc hợp tác. Các công ty dược phẩm lớn đã được hưởng lợi từ hình thức hợp tác này, làm việc với các công ty công nghệ sinh học nhỏ để tích hợp kiến ​​thức theo cách hiệu quả và hiệu quả nhất có thể.

Mạng lưới đổi mới: Mạng lưới bao gồm các nhóm công ty có chung mục tiêu R&D liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc mô hình kinh doanh. Mạng chủ yếu được sử dụng để quét môi trường của các công ty để tìm những tiến bộ công nghệ, phát triển năng lực cá nhân và nhóm và đảm bảo sự tồn tại lâu dài.

Hệ sinh thái: “Mạng lưới liên kết lỏng lẻo của các công ty và các tổ chức khác có khả năng xoay quanh một nhóm công nghệ, kiến ​​thức hoặc kỹ năng được chia sẻ, đồng thời làm việc hợp tác và cạnh tranh để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới”. Bên cạnh đó, các hệ thống tương đối khép kín, tự điều chỉnh của các tác nhân tích hợp nguồn lực được kết nối bằng các thỏa thuận thể chế được chia sẻ và tạo ra giá trị lẫn nhau thông qua trao đổi dịch vụ”. Trong loại mô hình này, đổi mới không còn phục vụ công ty đầu mối mà giờ đây là một hoạt động được phối hợp tổ chức.

Điều làm nên thành công cho mọi “thương vụ” giữa doanh nghiệp và startup

Nói về tiềm năng hợp tác giữa các startup và doanh nghiệp, ông Topi Järvinen, Giám đốc Đổi mới và Khởi nghiệp tại Công ty Kiểm toán PwC có trụ sở tại Phần Lan cho rằng: “Tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp là rất lớn. Để hoạt động hiệu quả, cả hai bên nên coi nó như một mối quan hệ đối tác, cởi mở để học hỏi và đón nhận những khác biệt.” Mối quan hệ đối tác bền chặt giữa startup và doanh nghiệp cũng được cải thiện và vun đắp bởi các yếu tố:

Chia sẻ mục tiêu

Có nhiều hình thức hợp tác, từ phát triển công nghệ mới đến xây dựng doanh nghiệp thành công cùng nhau. Mục tiêu chung của tất cả các hoạt động hợp tác thành công là làm việc hướng tới một kết quả chung. Sự hợp tác sẽ giúp đưa ra chiến lược kinh doanh rộng lớn hơn của công ty, giải quyết các vấn đề thực tế cho doanh nghiệp và phù hợp với mục đích của nó. Một công ty mới thành lập tham gia hợp tác với một công ty nên hiểu chiến lược rộng lớn hơn và thoải mái với mục tiêu chung.

Tất cả bắt đầu bằng việc coi sự hợp tác như một mối quan hệ đối tác, nơi cả hai bên chia sẻ cởi mở về chiến lược của họ và giá trị mà họ đang cố gắng xây dựng. Cả hai bên nên lắng nghe đối phương để học hỏi và cởi mở để thử những cách tiếp cận mới, ngay cả khi những cách tiếp cận đó đi ngược lại với những cách làm cũ. Nếu không có tầm nhìn chung, sự hợp tác có nguy cơ trở thành một hoạt động thuê ngoài, có thể làm gián đoạn quá trình khởi nghiệp và có thể không truyền cảm hứng cho văn hóa doanh nghiệp và phát triển sản phẩm mới.

Tìm kiếm một ngôn ngữ chung và điểm chung để xây dựng giá trị

Một lĩnh vực mà nhiều hợp tác gặp khó khăn là tìm kiếm một ngôn ngữ chung cho tất cả các bên liên quan. Thực sự hữu ích khi xác định một điểm chung mà sự hợp tác làm tăng giá trị cũng như các lĩnh vực mà nó có thể làm giảm giá trị. Thông thường, sẽ có lợi khi tìm một người nào đó để tạo điều kiện cho mối quan hệ để giúp cả hai bên duy trì sự tập trung và ghi nhớ giá trị mà họ đang cố gắng đạt được.

Ví dụ, những thách thức nảy sinh khi các tập đoàn áp đặt các quy trình và di sản của riêng họ lên các công ty khởi nghiệp và khi các công ty khởi nghiệp làm xáo trộn hoạt động hàng ngày của công ty. Tương tự như vậy, các tập đoàn là những cỗ máy có thể tiếp cận nhiều người hơn những người mới khởi nghiệp có thể, nhưng các công ty khởi nghiệp có kiểu động lực kinh doanh không thể xây dựng bên trong công ty. Điều quan trọng là những khác biệt này phải được tính đến và thậm chí chấp nhận bất cứ khi nào chúng giúp sự hợp tác phát huy hết tiềm năng của nó.

Sử dụng đúng bộ công cụ và cách tiếp cận cộng tác

Nhận biết liệu sự hợp tác đang tìm cách phát triển những cải tiến gia tăng cho hoạt động kinh doanh hiện tại hay phá vỡ thị trường sẽ giúp xác định phương pháp hợp tác. Khó có thể phá vỡ thị trường thông qua phát triển sản phẩm truyền thống cũng như sử dụng phòng thí nghiệm đổi mới cho các nhu cầu đổi mới ngắn hạn. Sự hợp tác thành công yêu cầu tất cả các bên sử dụng bộ công cụ phù hợp và sớm giải quyết các thách thức. Đây không nhất thiết phải là một quá trình thoải mái đối với một số người nhưng được thực hiện tốt nó sẽ mang lại cảm hứng và sức mạnh cho mọi người.

Việc tìm ra cách tiếp cận và bộ công cụ phù hợp bắt đầu từ việc hiểu rõ các mục tiêu. Nếu mục tiêu là tìm giải pháp cho nhu cầu kinh doanh hoặc công nghệ trong thời gian ngắn, thì công ty khởi nghiệp phải đã khá trưởng thành và có sản phẩm đã được kiểm chứng. Trong trường hợp này, trọng tâm là hội nhập và tìm kiếm một mô hình hợp tác kinh doanh và hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là tìm kiếm sự gián đoạn cùng nhau, thì trọng tâm là thử nghiệm và tìm kiếm các cơ hội trong tương lai có thể thành hiện thực hoặc không. Đây là hai điểm khởi đầu rất khác nhau cho sự hợp tác và chúng nên được đánh giá khác nhau. Thông thường, những thách thức lớn nhất nảy sinh khi các công ty không tính đến sự khác biệt và đặt ra những kỳ vọng không phù hợp, chẳng hạn.

Cùng nhau xây dựng một công việc kinh doanh có thể là phần thưởng to lớn cho cả công ty và công ty mới thành lập ngoài lợi nhuận tài chính. Nó có thể cung cấp quan điểm mới, khả năng tiếp cận tài năng và nguồn lực cho cả hai tổ chức mà họ thường không có, cũng như cơ hội học hỏi những cách làm việc mới. Đảm bảo sự hợp tác phù hợp với mục đích của cả hai công ty, tìm ra ngôn ngữ chung và sử dụng các công cụ phù hợp để đổi mới đều giúp cung cấp nền tảng cho thành công trong tương lai. Với mục tiêu nâng tầm hệ sinh thái Khởi nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới, BambuUP tin rằng sự đồng hành của startup trong hành trình xây dựng dự án này sẽ góp phần cùng chúng tôi mang lại những giá trị tốt đẹp, xây dựng mối quan hệ bền chặt, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.

Dự án phát hành cơ sở dữ liệu uy tín thường niên và toàn diện dành cho Nhà đầu tư, doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp tại Việt Nam sẽ chính thức được khởi động vào tháng 9 này. Tiếp nối những thành tựu từ năm 2021, dự án báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022 hứa hẹn sẽ tiếp tục mang tới những xu hướng đổi mới sáng tạo và tổng kết tình hình đầu tư khởi nghiệp đáng chú ý.

Lễ khởi động sẽ diễn ra với sự tham gia của Đại diện đến từ Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) – Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC) và các đơn vị đối tác truyền thông uy tín. Không những vậy, sự kiện còn đón tiếp đại diện của các công ty khởi nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp lớn và quỹ đầu tư lớn tham gia. Tại lễ khởi động, BambuUP sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với các Quỹ, nhà tài trợ, đối tác truyền thông sẽ đồng hành cùng dự án Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022.

Hành trình xây dựng & phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Đà Nẵng

Hành trình xây dựng & phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Đà Nẵng

Tuy là hệ sinh thái non trẻ nhưng cùng với Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được Trung ương xác định là một trong ba trung tâm khởi nghiệp ĐMST của cả nước. Để có được những bứt phá như hiện nay, Đà Nẵng đã tận dụng được tối đa lợi thế về địa lý, nền tảng kinh tế – xã hội vững chắc cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đà Nẵng đang ngày càng vươn lên khẳng định vị thế trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trở thành cầu nối khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, tiến tới trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Hành trình hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Đà Nẵng có thể chia thành 3 giai đoạn dựa trên mức độ phát triển của hệ sinh thái.

Giai đoạn truyền cảm hứng, khát vọng (2014 – 2015)

Đây là giai đoạn kích hoạt của hệ sinh thái với văn bản đầu tiên là “Năm doanh nhân Đà Nẵng 2014” và Chương trình “Phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng 2016” khơi dậy tinh thần doanh nhân. Bên cạnh đó, Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 cũng tập trung vào ba hướng chính trong đó chú trọng phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường. Ngoài ra, chương trình “Thành phố 4 an” (An ninh trật tự, An toàn giao thông, An toàn vệ sinh thực phẩm, An sinh xã hội) được tập trung chỉ đạo, gắn liền với Chương trình “thành phố 5 Không”, (Không có hộ đói, Không có người mù chữ, Không có người lang thang xin ăn, Không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng, không có giết người cướp của) và “Thành phố 3 Có” (Có nhà ở, Có việc làm, Có nếp sống văn minh đô thị) cùng đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” cũng đã tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Đà Nẵng.

Hình 2. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2015

Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cũng được hình thành và hoạt động tích cực như CLB Kiến tạo khởi nghiệp (9Start Lab), Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp TP. Đà Nẵng, CLB Sáng tạo trẻ Đà Nẵng (Hiệp hội Khoa học và Công nghệ) và các CLB trong các trường đại học như CLB Khởi nghiệp Bách Khoa (Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng) và Câu lạc bộ khởi nghiệp Duy Tân (Đại học Duy Tân). 

 Trong giai đoạn này, trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã hình thành một vài không gian làm việc chung như Fablab Da Nang, The Hub, Enouvo Space. Một số quỹ có các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Đà Nẵng như: PVNi, Lotus Fund, IPP (Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan), Innofund của Dự án BIPP (dự án song phương được Vương quốc Bỉ tài trợ cho Việt Nam từ nguồn vốn ODA không hoàn lại thông qua Cơ quan Phát triển Bỉ ), Quỹ khuyến khích đổi mới công nghệ Hồ Nghinh.

Một số chương trình ươm tạo doanh nghiệp đầu tiên được triển khai như Chương trình “100 hạt giống doanh nhân Đà Nẵng” của Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển DNNVV Đà Nẵng (DATADC), Chương trình “Ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ thông tin” của trường Cao đẳng CNTT Đà Nẵng, Chương trình ươm tạo của Vườn ươm Sáng tạo (Trung tâm Sáng tạo Microsoft Đại học Duy Tân). Nhiều sự kiện lớn nhỏ được tổ chức trên khắp địa bàn TP. Đà Nẵng với mục tiêu tạo ra môi trường khuyến khích tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp công nghệ. Các sự kiện tổ chức theo nhiều mô hình phong phú đa dạng bao gồm hội thảo, các buổi nói chuyện, chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi góp ý xây dựng chính sách…với quy mô lên đến hàng trăm người. Nhiều sự kiện tổ chức theo các mô hình quốc tế như Barcamp, Startup Weekend và Dev Fest.

Nhiều nhóm khởi nghiệp đã hình thành và phát triển với các ý tưởng và sản phẩm khởi nghiệp đa dạng, bao phù hầu hết mọi lĩnh vực bao gồm công nghệ cao, thương mại, sản xuất, dịch vụ, du lịch v.v.. Nhiều sản phẩm có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế xã hội TP. Đà Nẵng như: Sản xuất chất tẩy rửa từ rác thải hữu cơ thực vật; Indanang – ứng dụng di động hỗ trợ người dân và du khách; Thiết bị đếm xe tự động BK I-tec sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cầu đường; Nhà sách thông minh B-smart; Smart-Tutor: Dự án website về gia sư, Công nghệ quản lý khách sạn trên Web App; Robot kiểm tra cầu sắt, …

Hình 3. Một số sự kiện khởi nghiệp đầu tiên của Đà Nẵng

Mặc dù giai đoạn này đã chứng kiến nhiều hoạt động khởi nghiệp nổi trội, tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều thách thức trong việc hình thành và phát triển hệ sinh thái như chính quyền và người dân còn thiếu nhận thức và văn hóa khởi nghiệp; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao hỗ trợ, tư vấn và tham gia khởi nghiệp; thiếu liên kết giữa thành phố với các địa phương khác trong hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cấp trung ương. Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá khởi nghiệp của Đà Nẵng còn chưa hiệu quả, mang tính tự phát và nhỏ lẻ, không định hướng về quy mô cũng như được đầu tư về chất lượng. Các vườn ươm còn còn sơ khai và thiếu nhiều dịch vụ có chất lượng cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đà Nẵng cũng chưa xây dựng được những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công điển hình của thành phố. Quỹ đầu tư, không gian làm việc chung, các chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học vẫn còn hạn hẹp.

Giai đoạn định hình phát triển (2016 – 2019)

Để tiếp nối những thành tựu đạt được cũng như khắc phục những hạn chế của giai đoạn đầu, trong giai đoạn này, theo định hướng của Đề án 844, Đà Nẵng ban hành 4 đề án thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để định hình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng, gồm:

– Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” giai đoạn 2017-2018 trên địa bàn TP. Đà Nẵng;

– Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

– Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn thành phố năm 2019; và

– Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn thành phố năm 2020.

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Đà Nẵng trong giai đoạn này tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm: (1) nâng cao nhận  thức về tầm quan trọng của vấn đề khởi sự doanh nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, qua đó, xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tăng cường khả năng hiện thực hoá dự án khởi nghiệp; (2) đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức như tập huấn, đào tạo kĩ năng; hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất – kinh doanh, nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, thương mại, (3) phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc kết nối có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm: chính quyền, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, chuyên gia, nhà đầu tư và (4) thúc đẩy hội nhập quốc tế của doanh nghiệp, có các sản phẩm, thương hiệu ra khu vực và thế giới để đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của TP. Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng triển khai Đề án “Đào tạo và Huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2020” với sản phẩm là bộ giáo trình khởi nghiệp sáng tạo dùng chung cho các trường Đại học và các khóa đào tạo khởi nghiệp. 

Hình 4. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng giai đoạn 20116 – 2019

Cùng với việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, Đà Nẵng tập trung mạnh mẽ vào hoạt động ươm tạo tại các tổ chức thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp bởi vườn ươm là trái tim của hệ sinh thái khởi nghiệp. Các tổ chức này được ra đời đa dạng theo các mô hình nhà nước, đối tác công – tư và tư nhân như Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (đối tác công – tư); Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (tư nhân); Vườn ươm Evergreen Labs – Trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng), Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP. Đà Nẵng và Chương trình ươmg tạo doanh nghiệp công nghệ cao của Khu công nghệ cao Đà Nẵng (nhà nước). Sự có mặt của các tổ chức ươm tạo đã góp phần thúc đẩy hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp phát triển và lan tỏa đến các trường đại học, cao đẳng, cộng đồng doanh nhân của thành phố, thậm chí cả các địa phương lân cận như Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi,… Cũng thông qua các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của Đà Nẵng, hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước hình thành như mạng lưới mentor (cố vấn khởi nghiệp), mạng lưới các nhà đầu tư, mạng lưới các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Trong 3 năm 2016 – 2019, các vườn ươm đã ươm tạo hơn 60 dự án khởi nghiệp, tập trung ở các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thực phẩm, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, môi trường. Một số dự án đã gọi được vốn đầu tư.

Cùng với đó, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) chính thức khai trương Da Nang Coworking Space (DNC) – Không gian làm việc chung quy mô lớn đầu tiên tại Đà Nẵng với tổng diện tích sử dụng là 1954m2 và “Không gian làm việc chung” thứ 2 mang tên SURFSPACE với tổng diện tích 1.000 m2.

Tiếp đó, Đà Nẵng phối hợp với Chương trình Phát triển liên hiệp quốc (UNDP) thực hiện Đề án “Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình City Lab – gắn kết phát triển kinh tế ban đêm và du lichj cho TP. Đà Nẵng” với ý tưởng “Đưa thế giới đến với Đà Nẵng”. Xây dựng thành phố trở thành City Lab trong tương lai là cơ hội để Đà Nẵng kết nối và học hỏi với các City Labs trên thế giới, thúc đẩy giải pháp thử nghiệm đổi mới sáng tạo nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải quyết các vấn đề về môi trường (như rác thải nhựa), ứng dụng các giải pháp điện tử đổi mới sáng tạo để tăng cường các dịch vụ hành chính công và các sáng kiến khác.

Đà Nẵng cũng hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp… tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn nhằm cung cấp kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, đồng thời kết nối với các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Singapo đến tìm hiểu, khảo sát môi trường đầu tư.

Về thông tin truyền thông, Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Đài Phát thành và Truyền hình Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành phố… đã xây dựng chuyên mục riêng về khởi nghiệp, đăng tải các bài viết về khởi nghiệp, đồng thời thường xuyên đưa tin tức về hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố. Các sự kiện nổi bật của Đà nẵng trong giai đoạn này gồm: “Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng – Startup Fair 2016”, Cuộc thi “Danang Startup Runway 2016”, Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo – SURF hằng năm, Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia -Techfest 2018. Bên cạnh đó, Đà Nẵng tổ chức Chương trình đối thoại Thanh niên – chủ đề Thanh niên khởi nghiệp; Cuộc thi “Thực tập sinh khởi nghiệp” – Startup Intern 2017; Cuộc thi khởi nghiệp du lịch vùng Mekong – MIST; và các sự kiện liên quan khởi nghiệp bên lề APEC 2017,  … Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2016, Sở KH&CN phối hợp với các đơn vị khác tổ chức Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học hằng năm, Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo – khởi nghiệp”, Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp; Khởi nghiệp cuối tuần Startup Weekend. 

 Các dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp của thành phố trong giai đoạn này cũng đã bắt đầu gặt hái được các thành quả nhất định. Một số dự án đã giành được các giải cao trong các cuộc thì khởi nghiệp ĐMST của cả nước gồm AntBuddy, Minh Hong, S&E. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp khác cũng đã thành công trong việc gọi vốn đầu tư như Zody, Hekate,…

Hình 5. Một số sự kiện khởi nghiệp nổi bật của Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019

Giai đoạn này chứng kiến sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của tất cả các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và doanh nhân. Nhận thức về vai trò của khởi nghiệp đối với phát triển kinh tế – xã hội của thành phố ngày càng tăng. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Đà Nẵng cơ bản đã hình thành với đầy đủ các thành tố đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cũng như bắt đầu hợp tác với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên các nguồn lực vẫn chưa thực sự được gắn kết, cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện để thu hút các nhà đầu tư và các tập đoạn lớn trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng.

Giai đoạn hội tụ nguồn lực nền tảng (2020 – 2022)

Ở giai đoạn này, các nguồn lực nền tảng bắt đầu được hội tụ và kết nối là tiền đề cho giai đoạn sau (tăng tốc) với sự ban hành hàng loạt các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp như Chương trình và kế hoạch thực hiện Chương trình 36-CTr/TU Phát triển công nghiệp CNC, xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm khởi nghiệp ĐMST tầm quốc gia, là khu đô thị sáng tạo – KH-CN đạt đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao; Đề án Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm KN ĐMST quốc gia tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên; Quy định về nội dung và mức chi từ NSNN để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2025; Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn TP. Đà Nẵng năm 2021; và Đề án “Hỗ trợ HST KN ĐMST quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025.

Bên cạnh đó, để huy động sự tham gia của thanh niên và phụ nữ trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng ban hành Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2020-2022” và Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp” năm 2021. Cùng với đó, Đà Nẵng ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030; Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 – 2025 nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp cũng như thu hút đầu tư từ các tập đoàn, tổ chức trong và ngoài nước. Với những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục của chính quyền Đà Nẵng, 2 năm liền TP. Đà Nẵng vinh dự nhận được Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Trong đó, năm 2020, TP. Đà Nẵng nhận được 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Dịch vụ công thông minh; Thành phố Hạ tầng số thông minh và Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp ĐMST. Năm 2021, Đà Nẵng nhận được 3 giải thưởng chuyên đề: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh, Thành phố Y tế thông minh, Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh sạch.

Cùng với các Chương trình được triển khai trước đó như Chương trình “Thành phố 4 An”, “Thành phố 5 Không” và “Thành phố 3 Có”, đến giai đoạn này có thể khẳng định “Đà Nẵng có thể chưa phải nơi tốt nhất, nhưng sẽ là nơi tin cậy nhất để khởi nghiệp” như nhận định của TS. Lê Đức Viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng.

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy  khởi nghiệp ĐMST, Đà Nẵng tăng cường sự kết nối mạng lưới với các thành tố trong hệ sinh thái thông qua việc tham gia các sự kiện, triển lãm, cuộc thi về khởi nghiệp ĐMST trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp, vườn ươm, đội thi của Thành phố đã  đạt thành tích cao. Đà Nẵng cũng đã kết nối với đối tác, nhà đầu tư, khách hàng từ CHLB Đức, Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Các đơn vị trong thành phố đẩy mạnh hợp tác, liên  kết trong việc tổ chức các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, giữa vườn ươm và cơ sở  giáo dục, kết nối 6 tỉnh Miền Trung từ Huế đến Phú Yên và tại TP. Hồ  Chí Minh và Hà Nội về du lịch; tổ chức các hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, Festival Khởi khởi nghiệp ĐMST ; Festival “Sáng tạo trẻ” 2020 thông qua sự kiện đã kết nối học sinh, sinh viên, thanh niên  với các doanh nghiệp.

Hình 6. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 2022

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng tích cực Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST: hoàn thiện và đưa vào sử dụng Khu Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm Dịch vụ tổng  hợp, Khu CNC Đà Nẵng; tiếp tục triển khai Dự án Khu làm việc và Đào tạo khởi nghiệp Đà Nẵng; Xây dựng Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.  Đà  Nẵng (Giai đoạn 1, 2); thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng; khảo sát, lập Đề án Trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại Đà Nẵng; Ứng dụng giải pháp triển lãm thực tế ảo trong hoạt động phát triển thị trường KH&NC của TP. Đà Nẵng (giai đoạn 1, 2).

Đà Nẵng đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp ĐMST với tổng kinh phí giai đoạn 2017-2022 là 31.868 triệu đồng (Bảng 1). Một số dự án tiêu biểu được hỗ trợ gần đây có thể kể đến: Chương trình ươm tạo FINC của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng và Chương trình tăng tốc khởi nghiệp du lịch VTS 2021 của Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn; dự án “Giường ngủ thông minh” , dự án “Balo tái tạo năng lượng” , dự án Máy tái chế rác, dự án ống hút từ rơm, dự án Happy Mask- Khẩu trang từ bã mía,…

Bảng 1. Kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp qua các năm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hình 7. Kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp qua các năm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một số dự án nổi bật và thành công của Đà Nẵng trong giai đoạn này:

Dự án EM & AI của Công ty CP EM and AI là 1 trong 8 dự án của TP. Đà Nẵng hỗ trợ tham gia Techfest 2020 đạt Á quân Cuộc thi Tìm  kiếm tài năng khởi nghiệp quốc gia năm 2020. Bên cạnh đó EM &AI cũng đạt  Giải nhất Cuộc thi Startup Pitching lĩnh vực công nghệ số do VINASA trao  tặng; là 1 trong 3 dự án được chọn ghi hình trong Chương trình Shark Tank  2021; được nhận phần thưởng là khoá huấn luyện tăng tốc khởi nghiệp do chuyên gia nước ngoài đào tạo trị giá 65.000 USD; được xem xét nhận khoản đầu tư 500 triệu đồng.

Robot trí tuệ nhân tạo NYM của dự án Hekate Đà Nẵng (Công  ty Cổ phần Công nghệ Hekate) được Ban Tổ chức chọn làm sản phẩm tiêu biểu cho sáng tạo Việt Nam trong lễ khai mạc Techfest 2020. Robot NYM với  ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã trực tiếp đối thoại với 3 thanh niên về khởi nghiệp  trên sân khấu tại Lễ khai mạc. Nhóm Dự án Hekate đã được gặp Thủ tướng  Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để giới thiệu về Robot NYM. Đây cũng là Công  ty đã nhận được gói hỗ trợ 212 triệu đồng từ Sở Khoa học và Công nghệ để phát  triển sản phẩm.

Dự án “Umbalena – Ứng dụng đọc sách dành cho trẻ em Việt Nam từ 2 – 6 tuổi” của Công ty TNHH Công nghệ VOOC đạt giải quán quân cuộc thi Techfest 2020.

Dự án MultiGlass của Công ty CP Multi Việt Nam đạt giải nhì Cuộc thi  “Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu – VietChallenge” năm 2020 do Hội Thanh  niên – Sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức cho người Việt Nam trên toàn thế giới là một trong các hoạt động thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới  sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì. Đồng  thời, sản phẩm kính thông minh MultiGlass còn đạt 3 giải thưởng đó là: là đội chiến thắng hạng mục “Công  nghệ tạo tác động” trong sự kiện vinh danh doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam 2020 (iMap Choice 2020) do Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã  hội (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội) phối hợp Đại sứ quán Ireland  tại Việt Nam tổ chức; Giải thưởng Đối Tác Sáng tạo Xã hội Châu Á Thái Bình  Dương năm 2020 ở hạng mục Doanh nghiệp toàn diện do Bộ Kinh tế Đài Loan và KPMG Consulting Group tổ chức; và Giải thưởng top 25 startup tiêu biểu năm 2020 do Báo Tuổi trẻ, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Hồ Chí  Minh tổ chức.

Dự án “Hệ thống nhặt rác biển thông minh” do nhóm sinh viên Trường  Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng giành giải “Trình bày xuất sắc nhất”  tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects 2020, tổ chức tại TP. Hồ  Chí Minh. Dự án đưa ra giải pháp nhặt rác thải nhựa, tự động kiểm tra chất  lượng nước và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học  công nghệ liên ngành (cơ khí, điều khiển tự động hóa và công nghệ thông tin).

Dự án Áo phao thông minh đạt giải Nhất vòng “Mô phỏng kinh doanh” tại cuộc thi “Maker to Entrepreneur” (Từ sáng tạo đến khởi nghiệp”) do Cơ quan  phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Chương trình  STEM Dow Việt Nam phối hợp tổ chức.

Dự án “Balo tái tạo năng lượng” đạt giải Nhì quốc gia cuộc thi “Scheider Go green in the City” do tập đoàn Schneider Electric Việt Nam tổ chức;

Hình 8. Một số sự kiện khởi nghiệp của Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 2022

Trong giai đoạn này, Đà Nẵng đã hội tụ được nguồn lực nền tảng, gặt hái được những thành công nhất định, tạo nên tiêng vang trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế, là tiền đề để bước vào giai đoạn tăng tốc. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố trong đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó tập trung vào công tác xây dựng cơ chế chính sách, ươm tạo, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ kết nối dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST với các  thành phần trong hệ sinh thái và đã đạt được các giải thưởng cao về khởi nghiệp ĐMST. 

Tuy nhiên, do quy mô kinh tế nhỏ và chưa thật sự bền vững, Đà Nẵng chưa có các doanh nghiệp kỳ lân và chưa có tên trong các bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Chính vì vậy, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, hình thành 2 – 5 doanh nghiệp kỳ lân, thu hút từ 1 – 3 doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ thế giới, 3 – 5 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước đến đầu tư vào các hoạt động NC&PT tại thành phố Đà Nẵng; đến năm 2030, nâng cấp hệ sinh thái ĐMST của TP. Đà Nẵng lên tầm quốc tế tương đương với một số hệ sinh thái ĐMST lớn trong khu vực Đông Nam Á, được các tổ chức quốc tế thừa nhận, đánh giá và xếp hạng.

Theo Nguyễn Lê Hằng (NASATI)

Sứ mệnh của đổi mới sáng tạo là giải quyết những vấn đề nóng của xã hội

Sứ mệnh của đổi mới sáng tạo là giải quyết những vấn đề nóng của xã hội

Với sự nỗ lực của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Ngoại giao, một trong những điểm nhấn của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia năm nay (TECHFEST Vietnam 2021) là sự tham gia của các chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài trong nhiều vai trò khác nhau. Trên tinh thần: TECHFEST Vietnam 2021 là một sợi dây thắt chặt mối liên kết không biên giới giữa con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam và khát vọng Việt Nam*, Tạp chí đã có cuộc trao đổi với TS Lưu Vĩnh Toàn (Chuyên gia công nghệ Move Digital AG, Thụy Sỹ; Giám đốc các sản phẩm và nền tảng số của Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu –  AVSE Global) về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam và sự tham gia của các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động ĐMST trong nước.

 

 

Xin ông cho biết những hoạt động chính mà AVSE Global đang tham gia vào việc thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST của Việt Nam?

AVSE Global được thành lập năm 2011, trụ sở tại Paris, với mục tiêu kết nối các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế có khát vọng đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam. Do đó, ĐMST là mảng hoạt động chúng tôi rất quan tâm và đang thúc đẩy mạnh mẽ thông qua các hoạt động của mình. Cuộc thi Hack4Growth do AVSE Global tổ chức 2 năm qua, với các chủ đề như “Covid Endgame” hay “Start Local, Grow Global” đã đón nhận hàng trăm dự án tham gia từ nhiều nơi trên thế giới để giải quyết các vấn đề lớn ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, năng lượng, môi trường, công nghệ… Cuộc thi đã kết nối các dự án ĐMST với hàng chục cố vấn (mentor) người Việt có kinh nghiệm quốc tế. Bên cạnh đó, các thành viên của AVSE Global đã sáng lập và xây dựng nền tảng V-Space (vspace.global). Đây là nền tảng kết nối toàn diện cho hệ sinh thái ĐMST ở Việt Nam bao gồm các dự án, doanh nghiệp, nhân tài, nhà đầu tư, sự kiện, tài liệu hỗ trợ hướng dẫn khởi nghiệp…

Trong 2 ngày 4-5/11/2021, AVSE Global tổ chức diễn đàn One Global Vietnam tại Paris, trong đó Connect2Innovation là một chủ đề trọng tâm để mang lại những ý tưởng, cách thức mới hỗ trợ cho Việt Nam hoà nhập mạnh mẽ hơn vào làn sóng ĐMST của thế giới. Các thành viên của AVSE Global đang tham gia rất tích cực và gắn bó chặt chẽ với các mạng lưới ĐMST người Việt trên thế giới tại nhiều quốc gia có chỉ số sáng tạo hàng đầu thế giới như Thụy Sỹ, Đức, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện tại, AVSE Global đang là đối tác chính của chương trình Global Mentoring for V-Startup, một chương trình do Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH&CN) và Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) triển khai. Nền tảng V-Space của AVSE Global được lựa chọn là nền tảng chính thức kết nối giữa những người được hướng dẫn và cố vấn. Một số thành viên của AVSE Global cũng tham gia với tư cách cố vấn cho các dự án và startup.

Ông đánh giá thế nào về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam hiện nay?

Bức tranh về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam hiện nay rất sáng sủa, nhận được sự quan tâm của Chính phủ, doanh nghiệp và tầng lớp thanh niên. Chúng ta có những lợi thế như: thị trường nội địa đông dân, rất tiềm năng, nhiều bài toán lớn cần giải quyết. Đây chính là môi trường thuận lợi để các start-up xuất hiện, vươn lên và có đủ thị trường đón nhận nó. Nền kinh tế của chúng ra vẫn đang phát triển mạnh mẽ tạo nguồn vốn và lực để thực hiện các ý tưởng ĐMST. Trong ĐMST, trí tuệ luôn đóng vai trò quan trọng và tôi luôn tin tưởng vào trí tuệ, khả năng tiếp thu, học hỏi và giải quyết vấn đề của người Việt Nam.

Tất nhiên bên cạnh đó, chúng ta cũng còn có rất nhiều khó khăn: Thứ nhất là khó khăn về chương trình và văn hoá giáo dục. ĐMST ngoài năng lực chuyên môn phải đi kèm với tính ứng dụng thực tiễn, văn hoá làm việc nhóm, văn hoá giao tiếp, phản biện, tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, quản lý tài chính, phát triển và bán sản phẩm. Tinh thần kinh doanh (Entrepreneurship) vẫn là điều còn thiếu trong các chương trình đào tạo ở Việt Nam, nhất là khối các trường kỹ thuật công nghệ, nơi rất nhiều tiềm năng cho các dự án sáng tạo. Thứ hai là khó khăn về hành lang pháp lý cho ĐMST, sở hữu trí tuệ, dữ liệu. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải nhanh chóng, thuận tiện khuyến khích thử nghiệm nhưng cũng phải chặt chẽ để bảo vệ các tài năng và sản phẩm sáng tạo. Các vấn đề như thiếu minh bạch, bất công, tham nhũng, quan liêu hoàn toàn có thể bóp nghẹt sự sáng tạo. Thứ ba là môi trường hỗ trợ ĐMST vẫn đang bị thiếu về chất. Chúng ta có rất nhiều cuộc thi, nhiều ý tưởng, nhiều chương trình, thậm chí nhiều người quan tâm đến đầu tư mạo hiểm. Nhưng những dự án ĐMST rất cần những người có óc sáng tạo (inventor), người hướng dẫn (advisor), nhà đầu tư (investor) có kinh nghiệm đồng hành. Đó không chỉ là những người cấp vốn hay chia sẻ kiến thức mà là những kinh nghiệm, nguồn vốn vào đúng thời điểm, đúng con người, đúng sản phẩm, đúng mức giá trị. Điều này chỉ có thể có với những inventor, advisor hay investor có tầm nhìn và kinh nghiệm “thực chiến”, chứ không chỉ tư vấn hay đầu tư theo phong trào. Hy vọng trong tương lai khi có nhiều start-up thành công, chúng ta sẽ có thêm lực lượng “thực chiến” này để hỗ trợ về chất cho hệ sinh thái ĐMST tại Việt Nam.

Trong các khó khăn ông vừa nêu, theo ông đâu là khó khăn lớn nhất và điều đó cần được quan tâm giải quyết như thế nào?

Tôi vẫn nghĩ cách thức giáo dục, đào tạo đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của ĐMST. Tuy nhiên, đừng nghĩ giáo dục chỉ gói trong trường lớp hay chương trình đào tạo. Học phải đi đôi với hành. Nếu không có sự chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp, nhà trường thì rất khó để chúng ta có những sinh viên dám nghĩ, dám làm, những hạt nhân của ĐMST.

Với các chương trình đào tạo tại trường đại học, nếu có doanh nghiệp/doanh nhân hỗ trợ đầu tư, doanh nghiệp/doanh nhân hỗ trợ giảng dạy, phối hợp nghiên cứu phát triển, tôi tin chúng ta sẽ có một thế hệ thanh niên sinh viên có tinh thần kinh doanh và năng lực sáng tạo khởi nghiệp tốt hơn. Ngoài ra, hành lang pháp lý hỗ trợ ĐMST cũng rất quan trọng, tuy nhiên với các cơ chế sandbox thử nghiệm, giáo dục, nâng cao tư duy phản biện, tìm tòi giải quyết gốc rễ của vấn đề thì chúng ta sẽ dần có các hành lang pháp lý phù hợp hơn để hỗ trợ cho ĐMST trong thời gian tới.

Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, khiến việc khởi nghiệp “đã chông gai lại càng thêm chông gai”. Tuy nhiên, Covid-19 sẽ giúp cho chúng ta phát hiện thêm những vấn đề về năng lực điều hành, chuyển đổi số, y tế. Trong đại dịch, những “nỗi đau” của xã hội, của con người được bộc lộ. Sứ mệnh của ĐMST trong thời gian tới là tập trung giải quyết “nỗi đau” này. Các giải pháp liên quan đến chuyển đổi số, y tế, giáo dục, làm việc từ xa, thương mại, thanh toán điện tử, logistics sẽ diễn ra quyết liệt và mạnh mẽ hơn. 

Trong bối cảnh như hiện nay, ông có lời khuyên nào dành cho các start-up? 

Mỗi start-up có một đặc thù riêng, một sự sáng tạo riêng nên thực sự khó để có những lời khuyên cho từng start-up cụ thể. Tôi chỉ xin nhấn mạnh lại một số ý, gồm: 

Thứ nhất, luôn phải lắng nghe nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Chăm chút cho sản phẩm dịch vụ, tập trung giải quyết “nỗi đau” của xã hội, của người dùng. Khi bạn chăm chút cho thị trường thì chắc chắn thị trường sẽ không phụ công bạn. 

Thứ hai, lên kế hoạch tài chính bài bản để đảm bảo có nguồn thu/chi ổn định, có dự phòng khi có những khủng hoảng xảy ra như đại dịch Covid-19.

Thứ ba, luôn sẵn sàng cho sự  xoay chuyển vì những biến cố có thể đến bất kỳ lúc nào. Covid-19 là cú sốc toàn cầu, nhưng quá trình phát triển start-up luôn có các cú “sốc” khác về nguồn vốn, nhân sự, đối thủ, thị trường, sản phẩm…, hãy có kế hoạch, phương án dự phòng để có thể xoay chuyển tình huống. 

Cuối cùng, dù khó khăn mong các start-up không dễ dàng bỏ cuộc. Nhiều khi người chiến thắng là người tồn tại lâu nhất chứ không phải là người đi nhanh nhất. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các start-up sẽ luôn được ghi nhận là những viên gạch quan trọng xây dựng nên con đường ĐMST, đưa đất nước phát triển.

* Phát biểu của ông Phạm Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế, KH&CN (Bộ Ngoại giao) tại Lễ phát động TECHFEST Vietnam 2021.

Để thành nền kinh tế có thu nhập cao, Việt Nam cần những động lực tăng trưởng mới

Để thành nền kinh tế có thu nhập cao, Việt Nam cần những động lực tăng trưởng mới

“Việt Nam sẽ cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để có thể đạt được tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng.”

Nhận định trên được bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh trong buổi lễ ra mắt hai báo cáo: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” và “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam – Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế” được Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố.

Trong khi đó, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam khẳng định, đây sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng về chính sách trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vì vậy, bà Robyn Mudie hy vọng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ khai thác tối đa các báo cáo để xây dựng các chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia thiết thực về lâu dài.

“VIỆT NAM CẦN NHỮNG ĐỘNG LỰC MỚI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ”

Mở đầu sự kiện, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, hai báo cáo vừa được công bố là thành quả của sự hợp tác trong hơn 03 năm qua của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các báo cáo đã chỉ rõ vai trò đóng góp quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc buổi lễ.

 

Và đây cũng là con đường để Việt Nam tiến về phía trước, không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sáng tạo, truyền bá, ứng dụng tri thức và công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững đất nước đến năm 2030 và 2045”, ông Đạt nói.

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, sự phát triển của các nền kinh tế Đông Á trong thập kỷ qua rất đáng chú ý khi giúp hàng triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên bà cho rằng, các thách thức về xung đột toàn cầu, đại dịch COVID-19 và tăng trưởng năng suất toàn cầu chậm lại khiến khu vực khó bắt kịp. Đây cũng chính là vấn đề của Việt Nam.

Đại diện của WB đánh giá biến đổi khí hậu làm gia tăng tính tổn thương, trong khi đó đại dịch đảo ngược kết quả giảm nghèo. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với phát triển kinh tế cũng như quá trình số hóa.

Bà Carolyn Turk nhận định Việt Nam sẽ cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để có thể đạt được tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Và đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và báo cáo này đưa ra những ý tưởng có thể phù hợp cho Việt Nam.

“Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để vượt qua các thách thức hiện có, là chiến lược đột biến cho đổi mới sáng tạo Việt Nam”, Giám đốc WB tại Việt Nam cho biết.

 

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 

 

CHÌA KHÓA ĐỂ VIỆT NAM NẮM BẮT NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁO GỠ CÁC NÚT THẮT?

Đề cập đến Báo cáo “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế”, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết báo cáo này đã đưa ra 5 khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đó là: Tăng cường đổi mới công nghệ giữa các doanh nghiệp; nâng cao hiệu suất kỹ thuật giữa các doanh nghiệp; thúc đẩy nghiên cứu – phát triển (R&D) và các ngành công nghiệp mới nổi để nâng cao đường biên công nghệ; phát triển nguồn nhân lực và phát triển các công cụ, chính sách và cơ chế thực hiện để điều phối tổng thể và tăng cường các nỗ lực phát triển công nghệ.

Khuyến nghị trên dựa trên sự thu thập và phân tích dữ liệu trong giai đoạn gần 20 năm qua nhằm lượng hóa mức độ đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế với Việt Nam.

Báo cáo cho rằng Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Trong khi giai đoạn trước dựa trên phát triển thị trường và chuyển từ phụ thuộc vào sản lượng nông nghiệp sang sản xuất thì giai đoạn tiếp theo sẽ cần tập trung vào năng suất.

Theo bà Robyn Mudie, đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Trong đó, vai trò của người lãnh đạo cùng với thể chế mạnh sẽ là chìa khóa để Việt Nam nắm bắt những cơ hội này và tháo gỡ các nút thắt để không ngừng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO R&D CÓ THỂ GIÚP KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG TỪ 12-15%/NĂM 

Theo báo cáo “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế”, mặc dù đã có sự cải thiện trong việc phân bổ nguồn lực cho R&D tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng so với mức đầu tư trung bình của các nước khu vực và quốc tế thì Việt Nam vẫn còn khá thấp.

Cụ thể, năm 2019, ngân sách cho R&D tại Việt Nam bằng 0,53% tổng GDP, thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng. Giai đoạn này, chỉ có Indonesia và Philippines là có cường độ R&D thấp hơn.

 

  

 

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, các yếu tố công nghệ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, điển hình là trong giai đoạn 2015-2019.

Theo đó, trong giai đoạn 2015-2019, lần đầu tiên đóng góp của đổi mới công nghệ đã vượt đóng góp của thâm dụng vốn và chiếm tới hơn 50% tổng tăng trưởng kinh tế.

Trong giai đoạn 2015–2019, số doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ đã tăng 23%. Trong số 500 doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam, 85% doanh nghiệp có hoạt động nâng cấp công nghệ và 81% có đầu tư vào R&D, trong đó có 41% các doanh nghiệp tập trung vào R&D để phát triển/ứng dụng công nghệ/sản phẩm mới để đưa ra thị trường nội

Xét cả giai đoạn 2001-2019, đóng góp của đổi mới công nghệ vào tăng trưởng kinh tế đều có xu hướng tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.

 

 

 

Theo nhóm nghiên cứu, tác động của đầu tư cho R&D rõ ràng hơn sau 10 năm đầu tư.

Cụ thể, đến năm 2030, tăng 1% của tốc độ tăng ngân sách cho R&D có thể mang lại khoảng 106 nghìn tỷ đồng cho GDP thực của Việt Nam (theo giá năm 2010). Con số này xấp xỉ 1,0% tổng GDP vào năm 2030.

Tuy nhiên, đến năm 2045, tăng 1% tốc độ tăng đầu tư cho R&D sẽ tạo thêm khoảng 600 nghìn tỷ đồng, khoảng 3,7% tổng GDP thực năm 2045. Nguyên nhân là do đầu tư cho R&D cần có thời gian để chuyển đổi thành các tài sản trí tuệ. Việc thương mại hóa và ứng dụng các kết quả nghiên cứu, phát minh, công nghệ trong thực tế thường là một quá trình kéo dài.

Đáng chú ý, với 2 kịch bản xây dựng, báo cáo chỉ ra rằng, tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển cho phép kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm đến năm 2045.

Trong cả 2 kịch bản, tác động của đầu tư R&D đều thấy rõ ràng hơn sau 10 năm đầu tư. Điều này khẳng định giá trị lâu dài của đầu tư vào đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

 

 

 

Ở kịch bản thứ 1, với giả định Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6%/năm trong 20 năm tới, để Việt Nam đạt được mục tiêu 2%, thì tốc độ tăng chi cho R&D hàng năm của Việt Nam trong 10 năm tới (2021–2030) sẽ cần đạt 22,43% mỗi năm.

Trong khi đó, ở kịch bản 2, với giả định nếu Việt Nam đi theo con đường phát triển tương tự như Hàn Quốc (là một ví dụ điển hình của việc “bắt kịp” thành công nhờ cường độ đầu tư cho R&D), chi tiêu cho R&D đối với nền kinh tế Việt Nam cần tăng trung bình là 24,5%/năm trong 10 năm tới cho đến năm 2030.

Ở khía cạnh khác, sự gia tăng chi tiêu cho R&D cũng có tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư, chủ yếu là do thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông có sự gia tăng khi sản xuất phát triển trong nền kinh tế sau này.

Trong đó, báo cáo chỉ ra mức tăng tiêu dùng và đầu tư thu được từ đầu tư R&D có thể lần lượt chiếm tới 20,2% và 11% tổng tiêu dùng và đầu tư vào năm 2045.

Theo: Nhịp sống doanh nghiệp

Công nghệ thực tế ảo: Tiên phong trong bối cảnh mới

Công nghệ thực tế ảo: Tiên phong trong bối cảnh mới

Bối cảnh hiện nay với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời đứng trước nhiều cơ hội và thách thức của dịch Covid-19, điều này dự đoán sẽ đưa các công nghệ tiên phong đạt được bước tiến rõ rệt, trong đó phải kể đến công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Đôi nét về AR/VR

Thực tế ảo là môi trường mô phỏng thế giới thực, giả lập bởi con người và trong môi trường đó mọi hình ảnh, cơ chế hoạt động đều tác động trực tiếp tới mọi giác quan của con người để có được những góc nhìn chân thực nhất, đem lại những trải nghiệm ấn tượng cho người dùng.

“AR-VR đã thực sự mở ra một “vũ trụ” mới về khả năng ứng dụng kết hợp thực tế và ảo”

Nhờ sự kết nối thế giới thực với không gian ảo, VR/AR được áp dụng để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong một số lĩnh vực như game, mua sắm online, v.v… Bằng cách tận dụng công nghệ mới này, các thương hiệu có thể đem lại trải nghiệm thực tế ảo ngay cả khi người dùng không có mặt trực tiếp.

Xu hướng phát triển AR/VR

Hơn hai thập kỷ vừa qua đã chứng kiến những bước tiến lớn của công nghệ này. VR/AR ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống như giáo dục, giải trí, du lịch, khoa học – công nghệ,… Với những hạn chế tương tác vật lý do ảnh hưởng của COVID-19, giao tiếp và tương tác ảo sẽ càng trở nên phổ biến trong nhiều năm tới. Các thiết bị hỗ trợ tương tác trên không gian ảo đã cho thấy chúng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và đang trở thành công nghệ phổ biến. Sự hình thành và phát triển của “siêu vũ trụ ảo” Metaverse sẽ giúp phát triển mạnh mẽ những công cụ hỗ trợ như thiết bị/phần mềm AR/VR trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2030, thị trường công nghệ AR/VR sẽ đạt hơn 30 tỷ đô la, theo IDTechEx.

Tại Việt Nam, những ứng dụng AR/VR cũng đang phát triển ở một số lĩnh vực như sản xuất – kinh doanh, giáo dục, giải trí,… Một vài dự án AR/VR nổi bật trong thời gian qua phải kể đến dự án Broadcast AR được phát triển bởi CO-WELL Asia, sử dụng trong Chiến dịch Promotion hè 2018 của hệ thống AEON MALL hay AR Mobile Triễn lãm “Đi qua cuộc chiến” của ADT Creative được sử dụng trong Đại hội Trung ương Đoàn toàn quốc lần thứ XI. Ứng dụng AR/VR vào dự án bất động sản của Holomia, khi cho phép dựng và bán căn hộ 3D mẫu, cũng là ứng dụng mang lại giá trị thực tế cao.

Ông Vũ Anh Trường, Giám đốc Vườn ươm, Công ty TNHH Phần mềm FPT cho rằng: “VR là một trong số công nghệ mới và hứa hẹn sẽ được sử dụng nhiều trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng có nhiều tiềm năng và có thể triển khai trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau”.

Thực tế ảo đang mở ra một kỷ nguyên mới về hiệu quả, khả năng kết nối và tính di động cho các nhà sản xuất áp dụng công nghệ tốt, mang đến cơ hội mới để tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho VR/AR phát triển khi Chính phủ đang có rất nhiều chính sách cho phát triển công nghệ, với việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng trong đó chú trọng đến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ cùng hàng loạt doanh nghiệp lớn đang cập nhật phương thức ấy bằng cách áp dụng công nghệ Triển lãm thực tế ảo ngày càng rộng rãi.

Dựa vào nền tảng trực tuyến và công nghệ AR/VR, triển lãm thực tế ảo cho phép người xem tham gia và thực hiện như các sự kiện bình thường với các thiết bị thông minh như smartphone, PC, máy tính bảng, thiết bị VR,… chỉ trong một lần click chuột.

Triển lãm thực tế ảo TECHFEST247 đưa công nghệ AR/VR phát triển nền tảng triển lãm thực tế ảo cho các startup, doanh nghiệp, tập đoàn, nhà đầu tư, chính phủ và các chủ thể khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Với công nghệ này, người dùng có thể tương tác, di chuyển với các đối tượng ảo trong triển lãm. Nhờ vào đặc tính của công nghệ này, những hạn chế về thời gian và không gian trong trải nghiệm thực tế ảo của người dùng được xoá bỏ, đồng thời đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Triển lãm thực tế ảo TECHFEST247 quy tụ gần 3000 startup trên các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, đô thị thông minh, nông nghiệp, công nghệ tiên phong. TECHFEST 247 luôn cập nhật các sản phẩm công nghệ tiên phong trên các lĩnh vực mới nhất như năm 2021 là xu hướng của các công nghệ về y tế, giáo dục, logistic, công nghệ tiên phong, du lịch, …

Những gian hàng của startup được áp dụng cả 2 nền tảng 2D và 3D. Trong đó, gian hàng 2D cung cấp các tính năng như hình ảnh, thông tin sản phẩm, kết nối trao đổi. Gian hàng 3D với hình ảnh được mô tả bám sát thực tế, người xem được trải nghiệm sản phẩm tạo cảm giác thực tế.

Triển lãm cho phép tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trực tuyến ngay trên nền tảng với nhiều tính năng nổi bật;

Kết nối đầu tư trực tuyến: TECHFEST 247 tạo cầu nối ngay trong nền tảng, cho phép nhà đầu tư trải nghiệm sản phẩm một cách chân thật và liên kết trực tiếp với startup;

E- Commerce: Trưng bày các sản phẩm nổi bật và mới nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thể hiện chân thực đặc điểm và đặc tính sản phẩm. Kết nối giao thương 1:1 với nhà trưng bày;

Livestream: cho phép người xem gặp gỡ trực tiếp nhà trưng bày. Theo dõi sự kiện mới và cập nhật sự kiện cũ của chuỗi hoạt động TECHFEST.

Thông tin về hoạt động kết nối, thương mại của các đơn vị tham gia TECHFEST 247 luôn được đặt trong trạng thái bảo mật cao nhất.