Trang chủ » ĐÓN CHỜ SỰ KIỆN HỘI THẢO KHOA HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHĂM SÓC SẮC ĐẸP TẠI ĐỒNG NAI

ngày 13/08/2024 | 17:08 GMT + 7

ĐÓN CHỜ SỰ KIỆN HỘI THẢO KHOA HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHĂM SÓC SẮC ĐẸP TẠI ĐỒNG NAI

Tới đây, tại Đồng Nai sẽ diễn ra hội thảo khoa học ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp – Định hướng năm 2024. Sự kiện với quy mô khoảng hơn 300 người được tổ chức tại Tỉnh Đồng Nai do Cơ quan quản lý Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ – Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia NSSC; Đơn vị chủ trì Làng công nghệ chăm sóc sắc đẹp phối hợp với Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, Trường Đại học Công thương, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức.

Toạ đàm khoa học ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp – thúc đẩy liên minh bất động sản chăm sóc sắc đẹp để có những góc nhìn tổng quan về quy mô phát triển ngành, các tham luận khoa học về các công nghệ chăm sóc điều trị ứng dụng tại Việt Nam, trong trường Đại học và trên thế giới, những khó khăn thách thức cũng như  cũng như các giải pháp đồng hành xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp dựa trên sự ủng hộ của các chủ đầu tư bất động sản trên quy mô toàn quốc.

Với mục tiêu hiện thực hóa các hợp tác liên minh bất động sản chăm sóc sắc đẹp, thúc đẩy các giải pháp liên thông công nghệ bất động sản & chăm sóc sức khỏe sắc đẹp,  ghi nhận, biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến là các doanh nghiệp, doanh nhân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh  vượt qua thách thức, phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, thích ứng an toàn, sáng tạo, linh hoạt trước tác động của đại dịch Covid-19, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục khẳng định nội lực, vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sự kiện với sự tham gia của các khách mời:

  • Ông Trần Tiến Phong – Trưởng làng công nghệ chăm sóc sắc đẹp
  • Bà Đào Thị Lan Phương – Chủ tịch Khối Chăm sóc sức khỏe sắc đẹp và spa thẩm mỹ Việt nam
  • Bà Lê Thị Lan Anh – Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội
  • Ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành – Chủ tịch sáng lập Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt
  • Bà Nguyễn Thị Tình – Phòng khám Đa khoa Y học Cổ truyền Thiên Phúc Đường
  • Ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Công ty SGG
  • Bà Trần Thị Hạnh – Chủ tịch Chi hội Chăm sóc sức khỏe sắc đẹp và spa thẩm mỹ Hà Nội
  • Bác sỹ Vũ Công Khanh – Chủ tịch Chi hội Chăm sóc sức khỏe sắc đẹp và spa thẩm mỹ Hồ Chí Minh
  • Ông Vương Thanh Long – Giám đốc Nhà máy Y dược EBC
  • Ths Huỳnh Hồng Mai – PGD Trung tâm sáng tạo và ươm tạo khởi nghiệp trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Tiến sỹ Nguyễn Hồng Anh – Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bà Lê Thị Thủy – CEO Công ty phần mềm giải pháp Ami
  • Bác sỹ Ngô Thị Quỳnh Trang – Giám đốc Công ty đào tạo A&H
  • Ông Phạm Đình Vương – Gíam đốc Trung tâm văn hoá thông tin truyền thông Unesco, Trưởng đại diện miền nam Hội giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
  • Chuyên gia Phúc Nghĩa – Đại diện lĩnh vực công nghệ trang điểm toàn quốc

Cùng các Doanh nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe sắc đẹp, sinh viên trường Đại học Công thương thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo diễn ra với Các bài tham luận như sau:

  • Bài tham luận số 1: Nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe sắc đẹp – Ông Vương Thanh Long – Giám đốc Nhà máy Y dược EBC
  • Bài tham luận 2: Một số giải pháp đổi mới sản phẩm mỹ phẩm hiện đại theo hướng thiên nhiên – TS Nguyễn Thị Hồng Anh – trưởng bộ môn quản lý chuyên ngành hoá mỹ phẩm trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh
  • Toạ đàm khoa học ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp – Định hướng năm 2024
  • Bài tham luận số 3: Kinh nghiệm triển khai hoạt động kinh doanh ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp – Ông Vũ Văn Điệp – Chủ tịch Công ty Avi Group
  • Bài tham luận 4: Thúc đẩy liên minh bất động sản – chăm sóc sắc đẹp

Như chúng ta đã biết, sau đại dịch covid, nhu cầu về ngành công nghệ chăm sóc sức khoẻ sắc đẹp ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Theo báo cáo của Hiệp hội Chăm sóc cá nhân Việt Nam (VHPA), nhu cầu nhân lực trong ngành chăm sóc sắc đẹp ở Việt Nam là khoảng 300.000 người, trong đó có 70% là nữ². Tuy nhiên, hiện nay chỉ có khoảng 150.000 người đang hoạt động trong ngành này, chiếm tỷ lệ 0,16% dân số².

– Theo thống kê của Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam (VSAPS), hiện nay có khoảng 500 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có khoảng 100 bác sĩ được đào tạo chính quy và còn lại là tự học hoặc qua các khóa học ngắn hạn⁵.

– Theo báo cáo của Seoul Academy – Trường đào tạo nghề thẩm mỹ quốc tế hàng đầu, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 học viên theo học các khóa học về chăm sóc da, spa, phun xăm thẩm mỹ, nail, nối mi,… Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% học viên có thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng³.

Vì vậy, có thể ước tính rằng số lượng bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ và chăm sóc da có tại Việt Nam vào khoảng từ 50.000 đến 200.000 người, tùy thuộc vào cách định nghĩa và phân loại của từng phân khúc dịch vụ.

– Quy mô doanh số: Theo báo cáo của Hiệp hội Chăm sóc cá nhân Việt Nam (VHPA), tổng giá trị sản xuất của ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đạt khoảng 2,4 tỷ USD vào năm 2021¹. Theo Mintel, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD năm 2022². Theo Statista, thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân Việt Nam có giá trị khoảng 2,29 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 2,63 tỷ USD năm 2023³.

– Tốc độ tăng trưởng: Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường mỹ phẩm và skincare Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm tới, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11,7% trong giai đoạn 2022-2027⁴. Theo VIRAC, thị trường Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2022 với tốc độ CAGR là 6,2% trong giai đoạn 2021-2025⁵. Theo Viện nghiên cứu Yano (Nhật Bản), năm 2018, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đạt giá trị 2,35 tỷ USD. Dự kiến, trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm Việt Nam sẽ vào khoảng 15-20%/năm⁶.

Hội thảo mong muốn sẽ mang tới cho tất cả mọi người góc nhìn giữa đào tạo trên thế giới và Việt Nam trong ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp, học hỏi những phương pháp cách thức triển khai để hiệu quả cao hơn trong hoạt động đào tạo trong các nhà trường.

Toạ đàm khoa học ngành công nghệ chăm sóc sắc đẹp với các đại diện tiêu biểu từ đại diện Bắc – Trung – Nam, với các lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa – công nghệ trang điểm – công nghệ massage – công nghệ chăm sóc móng – công nghệ chăm sóc điều trị da… từ các chuyên gia – bác sỹ – chuyên môn cũng như góc độ báo chí truyền thông, các số liệu quy mô phát triển ngành giúp các khách mời tham dự nhìn thấy quy mô tổng quan chuyên sâu chi tiết cũng như các khó khăn thách thức đối với sự phát triển của ngành.

Cung cấp các kiến thức chuyên môn chuyên sâu về ngành chăm sóc sức khỏe sắc đẹp, thúc đẩy hoạt động kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành chăm sóc sức khỏe sắc đẹp trên quy mô toàn quốc, phối hợp ủng hộ các dự án khởi nghiệp ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe sắc đẹp, định hướng ươm mầm tài năng ngành chăm sóc sắc đẹp, thu hút các nhà đầu tư ủng hộ cho sự phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, chương trình cũng đưa tới các góc nhìn sự hỗ trợ từ các hệ sinh thái phối hợp giữa nhà nước  nhà trường – nhà đầu tư – nhà chuyên môn – nhà cố vấn, Trong hệ sinh thái đó với những sự ủng hộ động viên phối hợp của Bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong tư duy cách làm sử dụng các nguồn lực phối hợp giữa các đơn vị để giúp phát triển, đào sâu các góc độ nghiên cứu ngành, cũng như các ứng dụng kinh nghiệm thực tế triển khai và liên minh kết nối, tạo tiếng vang cũng như những nền tảng phát triển tốt hơn trong 2024.